Tính cước theo kiểu cước 89

<< Click to Display Table of Contents >>

Tính cước theo kiểu cước 89

Tổng quan

 

Cước vận chuyển bao gồm cước vận chuyển cơ giới, cước vận chuyển thủ công, chi phí lưu thông, chi phí bốc xếp, hao hụt, chi phí lưu bến bãi....Tất cả các chi phí này đề được đưa vào phần mềm.

 

Cước cơ giới

 

Cước cơ giới có nhiều loại như ôtô, tầu thủy, tầu hỏa... nhưng phổ biến nhất vẫn là cước ôtô. Hiện nay hầu hết các địa phương đều xây dựng bảng cước vận tải hàng hóa dựa vào bảng cước 89/2000/QĐ - BVGCP.

Trong bảng cước này có một số khái niệm người dùng cần nắm được đó là.

 

Bậc hàng: Được xếp từ hàng bậc 1 đến 4 tùy thuộc tính chất hàng hóa. Mỗi bậc hàng sẽ có hệ số kể đến sự cồng kềnh, chiếm chỗ hay hàng dễ vỡ, hóa chất. khi vận tải, theo đó hàng bậc 1 có hệ số nhỏ nhất =1 và hàng bậc 4 có hệ số lớn nhất là 1,4 (Tham khảo bảng cước vận chuyển của các địa phương hay cước 89 để hiểu thêm về bậc hàng)

Tỷ trọng: Là hệ số quy đổi từ đơn vị hàng hóa sang tấn. Vì giá cước vận chuyển xây dựng trên thứ nguyên là tấn. ví dụ 1m3 đá 4x6 có tỷ trọng là 1,5 tấn hay 1 kg xi măng sẽ có hệ số tỷ trọng là 0,001. Tỷ trọng hàng hóa đã được nạp sẵn trong chương trình.

Cấp đường: Cấp đường dùng để phân biệt độ tốt, xấu của tuyến đường vận chuyển, cấp đường được chia thành 5 cấp và loại đường đặc biệt xấu. Tùy vào địa phương mà đường đặc biệt xấu có thể có 1 cấp, 2 cấp hay 3 cấp. Trong chương trình dùng cấp đường từ 1 đến 5 là cấp đường bình thường, từ 6-8 là cấp đường đặc biệt xấu.

Cự ly: Cự ly vận chuyển là khoảng cách từ điểm lấy hàng (bốc lên) đến điểm trả hàng (bốc xuống) và được tính bằng km. Nếu cung đường vận chuyển có nhiều cấp đường thì cự ly vận chuyển là tổng chiều dài của các cung đường vận chuyển đó.

 

Cước thủ công

 

Cước thủ công là cước vận tải bộ bằng sức người như vác, gánh, xe cải tiến..... Phổ biến hay dùng là bảng cước thủ công ban hành dựa trên bảng cước 13 vận chuyển thủ công. Cước thủ công được tính theo đơn vị tấn/m. Người dùng chỉ việc xác định độ dốc, loại hàng hóa, quãng đường vận chuyển, phần mềm sẽ tự động lắp cước và tính chi phi vận chuyển bộ

 

Chi phí lưu thông

 

Chi phí lưu thông là các chi phí gián tiếp khác như cầu phà, bến bãi, hao hụt, bốc lên, bốc xuống..Chi phí lưu thông bao gồm

 

Chi phí bốc lên

Chi phí bốc xuống

Chi phí lưu thông phí

Chi phí vc nội bộ

Chi phí bảo quản

 

Các trường hợp được tăng, giảm cước.

 

Đây là điểm lưu ý của người dùng khi tính cước. Ngoài các quy định về giá, cự ly, cấp đường.. thì còn có quy định về một số trường hợp được tăng, giảm cước khi vận chuyển. Ví dụ : xe vận chuyển có Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 2.500 đồng/tấn hàng; Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 3.000 đồng/tấn hàng.

Các quy định này được ghi rõ trong mỗi bảng cước được ban hành. Cần xem chi tiết trước khi áp dụng

 

Thực hiện

 

Vào menu Công trình\Xem sửa thông tin công trình\Chọn mục "Tính cước cơ giới"

 

 

 

Bảng cước hiển thị như hình dưới.

 

 

 

+ Chọn tính cước cho toàn công trình hay tính cước cho từng hạng mục.

+ Chọn loại cước ô tô và cước thủ công nào.

+ Kích chọn hết thì tất cả các mục trong cước vân chuyển sẽ được tính.

 

Cách nhập

 

Giải thích

 

Nguồn hàng: là địa điểm mua hàng ( Thị xã, quận, huyện...)

Bậc hàng: Chọn bậc hàng để xác định hệ số bậc hàng

Cự ly, cấp đường: Là chỗ để nhập cự ly, cấp đường cho vận chuyển bằng ôtô. cách nhập vào cột cự ly ở các cấp đường tương ứng.

Tỷ trọng hàng hóa: Nhập tỷ trọng

Chọn loại phương tiện: loại phương tiện là ô tô thùng hay xe ben. Nếu là xe ben thì được hưởng hệ số phương tiện là 1,15

Các thành phần còn lại nhập theo thực tế hoặc theo quy định hiện hành

 

 

 

Tip: Người dùng hoàn toàn có thể tự mình thêm các bảng cước mới của địa phương bằng cách bổ xung trực tiếp vào cơ sở dữ liệu. Xem mục "Thêm bảng cước vận chuyển" để biết thêm chi tiết.